Tác giả: 
khoa_cokhi

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ TRƯỜNG, KHOA CƠ KHÍ, NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Giao thông vận tải (GTVT) có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được khai giảng lại dưới chính quyền Cách mạng vào ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ năm 1945 đến nay, Trường đã lần lượt mang các tên gọi sau:

  • Ngày 15/11/1945: Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam.
  • Ngày 13/4/1946: Trường Đại học Công chính.
  • Ngày 24/2/1949: Trường Cao đẳng Kỹ thuật.
  • Ngày 01/11/1952: Trường Cao đẳng Giao thông công chính.
  • Tháng 8/1956: Trường Trung cấp Giao thông.
  • Tháng 8/1960: Thành lập Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải và tuyển sinh khóa 1.
  • Ngày 24/3/1962: Quyết định 42CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về việc thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải.
  • Ngày 23/7/1968: Trường Đại học Giao thông Đường Sắt và Đường Bộ.
  • Từ ngày 6/11/ 1985: Trường mang tên Trường Đại học Giao thông Vận tải.
  • Ngày 27/4/1990, Cơ sở 2 của trường Đại học Giao thông Vận tải được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngày 15/8/2016, Cơ sở 2 của Trường chính thức được chuyển thành Phân hiệu theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trụ sở chính của Trường hiện nay tại số 3, Cầu giấy, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

1.1.2. Hệ thống tổ chức đào tạo

Năm 2021 Trường Đại học GTVT đã tuyển sinh hệ Đại học với 25 ngành như bảng sau:

STT

Tên ngành

Mã Ngành

Tổ hợp xét tuyển

1

Quản trị kinh doanh

7340101

A00, A01, D01, D07

2

Kế toán

7340301

A00, A01, D01, D07

3

Kinh tế

7310101

A00, A01, D01, D07

4

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

7810103

A00, A01, D01, D07

5

Khai thác vận tải

7840101

A00, A01, D01, D07

6

Kinh tế vận tải

7840104

A00, A01, D01, D07

7

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

7510605

A00, A01, D01, D07

8

Tài chính - Ngân hàng

7340201

A00, A01, D01, D07

9

Kinh tế xây dựng

7580301

A00, A01, D01, D07

10

Quản lý xây dựng

7580302

A00, A01, D01, D07

11

Toán ứng dụng

7460112

A00, A01, D07

12

Công nghệ thông tin

7480201

A00, A01, D07

13

Công nghệ kỹ thuật giao thông

7510104

A00, A01, D01, D07

14

Kỹ thuật môi trường

7520320

A00, B00, D01, D07

15

Kỹ thuật cơ khí

7520103

A00, A01, D01, D07

16

Kỹ thuật cơ điện tử

7520114

A00, A01, D01, D07

17

Kỹ thuật nhiệt

7520115

A00, A01, D01, D07

18

Kỹ thuật cơ khí động lực

7520116

A00, A01, D01, D07

19

Kỹ thuật ô tô

7520130

A00, A01, D01, D07

20

Kỹ thuật điện

7520201

A00, A01, D07

21

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

7520207

A00, A01, D07

22

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

7520216

A00, A01, D07

23

Kỹ thuật xây dựng

7580201

A00, A01, D01, D07

24

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

7580202

A00, A01, D01, D07

25

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

7580205

A00, A01, D01, D07

1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHOA CƠ KHÍ

       Năm 1960, Ban xây dựng Trường Đại học Giao thông được thành lập, một số cán bộ của Khoa đã được cử đi đào tạo tại Trung Quốc và Liên Xô (cũ) và được giao soạn thảo kế hoạch đào tạo kỹ sư chuyên ngành Đầu máy - Toa xe, Máy xây dựng - Xếp dỡ. Tháng 12 năm 1963, Khoa Cơ khí chính thức được thành lập, gồm 03 bộ môn: Đầu máy - Toa xe, Máy xây dựng - Xếp dỡ, Tầu thủy. Năm 1998, Khoa Cơ khí được tách ra thành Khoa Cơ khí và Khoa Điện - Điện tử. Tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2021, Khoa Cơ khí sau hơn 58 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ của toàn Khoa Cơ khí là 88 giảng viên và chuyên viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó số lượng biên chế tại Hà Nội là 81 (79 giảng viên và 02 chuyên viên), chia thành 08 bộ môn chuyên môn và tổ Văn phòng Khoa và tại Phân hiệu là 07 giảng viên và 01 bộ môn. Trong các giảng viên tại Hà Nội, số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ là 36 (đạt tỷ lệ 44,4%); giảng viên có trình độ tiến sỹ là 45 (chiếm 55,6%), trong đó có 14 phó giáo sư (chiếm tỷ lệ 17,3%). Số lượng giảng viên đang làm nghiên cứu sinh (NCS) là 08 (trong đó 04 NCS ở nước ngoài và 04 ở trong nước).

       Hiện nay, Khoa Cơ khí phụ trách đào tạo 05 ngành: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật Ô tô, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Cơ khí động lực.Với đội ngũ cán bộ khoa học cùng với cơ sở vật chất hiện có, Khoa Cơ khí có thể tham gia nghiên cứu, thực hiện các dự án trên các lĩnh vực: nghiên cứu công nghệ mới, sản xuất thử các sản phẩm, thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí, cơ khí - điện, điều khiển trên các phương tiện, phục vụ cho ngành giao thông vận tải và các ngành khác; dịch vụ khoa học và công nghệ, vận tải, tư vấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học và chuyển giao công nghệ.

       Khoa Cơ khí có phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị hiện đại, tiên tiến, có thể phục vụ các thế mạnh nêu trên. Ngoài ra, các bộ môn trong khoa cũng có phòng thí nghiệm, phòng thực hành riêng với các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng có thể thực hiện được nhiều nội dung nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Một số thiết bị điển hình:

- Máy đo độ ồn SOUNDPRO SE/DL;

- Máy quét 3D - Faro Laser Line Probe V2;

- Máy phay 5 trục DMU 60 monoblock;

- Máy phân tích thành phần khí xả động cơ TGD/DICOM/5480;

- Hệ thống gia công tự động tích hợp máy dùng cho dạy học CIM - Lucas;

- Bệ thử công suất động cơ 80HP.

1.3. GIỚI THIỆU CÁC BỘ MÔN PHỤ TRÁCH NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

1.3.1. Giới thiệu Bộ môn Đầu máy Toa xe

       Năm 1960 được coi là năm ra đời của chuyên ngành Đầu máy - Toa xe và bộ môn Đầu máy - Toa xe. Đến năm 1969, Bộ môn được tách ra thành hai bộ môn Đầu máy và bộ môn Toa xe. Đến năm 1988, hai bộ môn này sát nhập thành BM Đầu máy - Toa xe cho đến nay.

       Hiện nay, Bộ môn Đầu máy Toa xe có 11 giảng viên, trong đó có 02 PGS, 05TS, 04 ThS, giảng dạy các môn học cơ sở cho các chuyên ngành trong Khoa và Trường.

       Bộ môn có truyền thống xuất sắc trong hoạt động NCKH của Trường Đại học GTVT. Trong những năm qua, các giảng viên của bộ môn đã thực hiện 5 đề tài cấp nhà nước, hơn 40 đề tài cấp Bộ, viết hàng trăm bài báo khoa học.

       Trong nhiều năm qua đã có hàng trăm sinh viên chuyên ngành Đầu máy - Toa xe tham gia NCKH, với hàng chục đề tài. Nhiều đề tài của sinh viên đạt giải cấp Trường, có 04 đề tài đạt giải cấp Bộ, trong đó có 02 đề tài đạt giải Ba cấp Bộ và giải Ba giải thưởng VIFOTEC.

       Bộ môn Đầu máy - Toa xe là đơn vị có truyền thống, luôn chủ động, tích cực trong mọi mặt hoạt động của Khoa Cơ khí và Trường Đại học GTVT.

       Nhiều lượt CB GV của BM được khen thưởng: Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp GTVT, vì sự nghiệp Giáo dục, vì sự nghiệp Khoa học-Công nghệ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Huân chương Lao động hạng Ba.

       Tập thể Bộ môn đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen cấp Bộ, hai Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng Ba.

Bộ môn Đầu máy Toa xe với 60 năm truyền thống, khoá sinh viên đầu tiên của bộ môn được khai giảng vào ngày 6/1/1961, từ đó bộ môn đã đào tạo nhiều kỹ sư chuyên ngành Đầu máy Toa xe, Tàu điện Metro. Từ năm 1960 tính cho đến nay Bộ môn Đầu máy Toa xe đã đào tạo được 61 lớp hệ chính quy, 34 lớp hệ Vừa làm vừa học, với tổng số hơn 2500 kỹ sư đã tốt nghiệp ra trường.

1.3.2. Giới thiệu Bộ môn Máy xây dựng - xếp dỡ

       Quá trình hình thành và phát triển của Bộ môn máy xây dựng và xếp dỡ gắn liền với lịch sử phát triển của trường Đại học Giao thông Vận tải.

       Trải qua gần 60 năm với bao thăng trầm của lịch sử, bằng sự cố gắng, nỗ lực của các thế hệ thầy cô giáo, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên, ngành Máy xây dựng - Xếp dỡ, trường Đại học GTVT đã khẳng định được uy tín và chất lượng đào tạo của mình, thực sự trở thành một trung tâm đào tạo, NCKH, CGCN hàng đầu của đất nước trong lĩnh vực máy xây dựng.

       Hiện nay, Bộ môn có 17 giảng viên trong đó có: 03 Phó giáo sư, 03 Nhà giáo ưu tú, 10 tiến sĩ, 04 thạc sĩ. Với đội ngũ giảng viên như vậy Bộ môn đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư chuyên ngành Máy xây dựng. Số kỹ sư này sau khi ra trường đều đáp ứng được ngay yêu cầu công việc thực tế của sản xuất và rất trưởng thành.

       Tính đến năm 2021, bộ môn đã và đang đào tạo 25 Tiến sỹ trong đó có 18 học viên đã được cấp bằng, hơn 120 Thạc sỹ, trên 3000 Kỹ sư. Hàng chục đầu giáo trình chuyên môn đã được xuất bản, hơn 200 bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước. Ngoài thành tích về đào tạo các nhà giáo của bộ môn còn đóng góp xuất sắc vào công tác NCKH - CGCN. Hàng trăm công trình, đề tài, dự án, sản phẩm KHCN đã được chuyển giao cho sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tiêu biểu là hai công trình của các nhà khoa học thuộc bộ môn đã được Nhà nước trao tặng giải nhất giải thưởng “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam” VIFOTEC vào năm 1996 - Máy ép cọc bấc thấm và năm 1997 - Trạm trộn Bê tông nhựa nóng. Một số sản phẩm KHCN mới đã và đang được áp dụng từng bước vào thực tế sản xuất như: cổng trục lắp đặt dầm cầu, búa rung thủy lực, bộ công tác máy khoan cọc nhồi lắp trên càn trục bánh xích, riêng công trình máy đặt ray đường sắt đã được tham gia triển lãm thành tựu kinh tế xã hội Việt Nam 1000 năm Thăng Long tại triển lãm Giảng Võ và đã được áp dụng thử nghiệm thành công trên tuyến đường sắt Hạ Long - Cái Lân năm 2011.

       Hàng năm có từ 15 đến 20 sinh viên được nhận học bổng từ các quỹ: Đăng kiểm, Toyota, Dầu khí và học bổng cựu sinh viên ngành Máy xây dựng... Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: hội ngành, giao lưu ngành nghề, văn nghệ, bóng đá góp phần nâng cao sự phát triển toàn diện cho sinh viên. Hằng năm, số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng tăng với số lượng từ 10 đề tài trở lên, các đều tài đều có ý nghĩa khoa học và gắn liền với thực tế sản xuất.

       Sinh viên của Ngành sau khi tốt nghiệp ra trường đã vận dụng có hiệu quả các kiến thức được trang bị trong quá trình học tập vào thực tế, trở thành những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, có những đóng góp xuất sắc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước đây cũng như thời kỳ đổi mới hiện nay. Nhiều người đã trở thành các nhà khoa học xuất sắc được Nhà nước phong tặng là Giáo sư, Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ. Nhiều người trở thành các nhà quản lý giỏi, được Đảng, Nhà nước giao những trọng trách lớn ở các Bộ, Ngành, các địa phương, các doanh nghiệp như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh ủy, Tổng giám đốc…

       Với bề dày truyền thống và thành tích đạt được, Bộ môn Máy xây dựng - Xếp dỡ và nhiều thầy cô giáo của Bộ môn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng Ba và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Trường đại học Giao thông Vận tải.

Với 59 năm truyền thống của mình, ban đầu lớp học chỉ có 17 sinh viên với 03 giảng viên làm nòng cốt giảng dạy. Tính đến nay Bộ môn đã đào tạo được trên 3000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có công ăn việc làm tốt và trưởng thành trong công việc, có địa vị trong xã hội như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Giáo sư, Phó giáo sư, TSKH, TS, các doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực đào tạo v.v...

1.3.3. Giới thiệu Bộ môn Máy động lực

       Bộ môn Máy động lực, tiền thân là Bộ môn Động cơ đốt trong được thành lập ngày 01/8/1970. Tháng 10/1975 sát nhập cùng Bộ môn Nhiệt kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn học Nguyên lý động cơ, kết cấu tính toán động cơ, kỹ thuật nhiệt… và hướng dẫn đồ án tốt nghiệp trong lĩnh vực động cơ đốt trong. Năm 1993, Bộ môn được tách ra và chính thức có tên gọi là Bộ môn Động cơ đốt trong. Tháng 04 năm 2021, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Máy động lực. Sau hơn 51 năm xây dựng và trưởng thành Bộ môn đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ môn đã chủ trì hoặc tham gia hơn 40 đề tài NCKH các cấp và đề tài CGCN, xuất bản nhiều đầu sách giáo trình, bài giảng và bài báo.

       Hiện tại BM có 08 GV trong đó có 01 PGS, 02 TS, 06 ThS, trong đó có 02 đang làm NCS tại CH Pháp và Liên bang Nga, bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn học cơ sở cho các chuyên ngành trong khoa và các môn học chuyên môn chuyên ngành Kỹ thuật Máy động lực.

Tháng 3 năm 2004, Chuyên ngành Kỹ thuật máy động lực được thành lập tại Trường đại học Giao thông vận tải và đã tuyển sinh khóa đầu tiên cho chuyên ngành này tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2003 (Khóa 44). Tính đến tháng 6 năm 2021 đã có 13 khóa Kỹ thuật máy động lực tốt nghiệp với tổng số là 225 kỹ sư.

1.4. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hiện nay đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Cơ khí động lực bao gồm 36 giảng viên, trong đó có 06 PGS, 16 TS, 14 ThS, trong số 14 ThS thì hiện nay có 02 đang làm NCS ngoài nước, 02NCS trong nước.

Ngành cơ khí động lực được đảm nhiệm bởi 03 bộ môn chuyên môn là Máy động lực, Đầu máy - Toa xe và Máy xây dựng - Xếp dỡ. Ba bộ môn cùng giảng dạy chương trình cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực; Chương trình kỹ sư Mô đun Kỹ thuật phương tiện đường sắt do Bộ môn Đầu máy Toa xe phụ trách; Mô đun Kỹ thuật Máy động lực do Bộ môn Máy động lực phụ trách và Mô đun Máy xây dựng do Bộ môn Máy xây dựng - xếp dỡ phụ trách.

PHẦN 2: MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

2.1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản, chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp và có khả năng định hướng nghiên cứu cần thiết để giải quyết những vấn đề liên quan đến triển khai và vận hành hệ thống cơ khí động lực bao gồm: vận hành, khai thác các thiết bị cơ khí, các loại máy động lực, máy xây dựng, phương tiện đường sắt. Có khả năng áp dụng các công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí động lực tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc trong các lĩnh vực cơ khí và đáp ứng kiến thức cho những bậc học cao hơn.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực có được:

  • MT1: Các kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
  • MT2: Các kiến thức cơ bản về cơ khí, điện, điện tử, điều khiển và các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực máy động lực, máy xây dựng, phương tiện đường sắt.
  • MT3: Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng ngoại ngữ; có ý thức và khả năng học tập suốt đời.
  • MT4: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2.2. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

2.2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản, chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu, sáng tạo cần thiết để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống cơ khí động lực bao gồm: thiết kế, chế tạo, vận hành, khai thác các thiết bị cơ khí, các loại máy động lực, máy xây dựng và phương tiện đường sắt. Có khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến và nhu cầu lao động có trình độ cao thuộc lĩnh vực cơ khí động lực trong khu vực và thế giới.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực có được:

  • MT1: Các kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên ngành cũng như cơ sở để học tập ở trình độ cao hơn.
  • MT2: Khối kiến thức chuyên sâu về cơ khí, điện, điện tử, điều khiển, và các kỹ năng để giải quyết vấn đề thiết kế chế tạo, khai thác vận hành, sửa chữa, kinh doanh dịch vụ, kiểm định máy và thiết bị trong lĩnh vực máy động lực, máy xây dựng, phương tiện đường sắt.
  • MT3: Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng ngoại ngữ; có ý thức và khả năng học tập suốt đời.
  • MT4: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2.2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

            Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực là chương trình đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư. Chương trình được thiết kế theo ngành trong 3,5 năm với 127 tín chỉ, sau 3,5 năm sinh viên được chọn một trong hai lựa chọn sau:

  • Đăng ký thực tập và làm đồ án tốt nghiệp (13 tín chỉ) và nhận bằng cử nhân khi đủ điều kiện.
  • Tiếp tục học 1,5 năm chương trình kỹ sư và nhận bằng kỹ sư khi đủ điều kiện.

2.2.1. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức

Thời gian đào tạo: Cử nhân 4 năm; Kỹ sư: 5 năm

Khối lượng kiến thức toàn khóa: Cử nhân 140 tín chỉ; Kỹ sư 180 tín chỉ

2.2.2. Phân bổ khối lượng kiến thức

Bảng 1: Phân bổ khối lượng kiến thức chương trình đào tạo Cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

Kiến thức tự chọn

Tổng

Tỷ lệ

Kiến thức giáo dục đại cương

37

7

44

31,43%

Kiến thức cơ sở ngành

56

0

56

40,00%

Kiến thức chuyên môn ngành

21

19

40

28,57%

- Thực tập

0

3

-

-

- Đồ án tốt nghiệp

0

10

-

-

Tổng khối lượng

114 (81,43%)

26 (18,57%)

140

 

 

Bảng 2: Phân bổ khối lượng kiến thức chương trình đào tạo Kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực - Mô đun Kỹ thuật Phương tiện đường sắt

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

Kiến thức tự chọn

Tổng

Tỷ lệ

Kiến thức cơ sở ngành  và chuyên môn ngành nâng cao

6

2

8

15,09%

Kiến thức chuyên ngành

38

7

45

84,91%

- Thực tập

5

0

-

-

- Đồ án tốt nghiệp

10

0

-

-

Tổng khối lượng

44 (83,02%)

9 (16,98%)

53

 

 

Bảng 3: Phân bổ khối lượng kiến thức chương trình đào tạo Kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực - Mô đun Kỹ thuật Máy động lực

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

Kiến thức tự chọn

Tổng

Tỷ lệ

Kiến thức cơ sở ngành  và chuyên môn ngành nâng cao

6

2

8

15,09%

Kiến thức chuyên ngành

43

2

45

84,91%

- Thực tập

5

0

-

-

- Đồ án tốt nghiệp

10

0

-

-

Tổng khối lượng

49 (92,45%)

4 (7,55%)

53

 

 

Bảng 4: Phân bổ khối lượng kiến thức chương trình đào tạo Kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực - Mô đun Kỹ thuật Máy xây dựng

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc

Kiến thức tự chọn

Tổng

Tỷ lệ

Kiến thức cơ sở ngành  và chuyên môn ngành nâng cao

6

2

8

15,09%

Kiến thức chuyên ngành

43

2

45

84,91%

- Thực tập

5

0

-

-

- Đồ án tốt nghiệp

10

0

-

-

Tổng khối lượng

49 (92,45%)

4 (7,55%)

53

 

 

2.2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                             44 tín chỉ

2.2.2.1.1. Khối kiến thức Lý luận chính trị                                               11 tín chỉ

1

Triết học

3

2

Kinh tế chính trị

2

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

4

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

2

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

2.2.2.1.2. Ngoại ngữ                                                                                     07 tín chỉ

1

Tiếng Anh B1

4

Tiếng Pháp B1

Tiếng Nga B1

2

Tiếng anh cơ khí

3

Tiếng pháp cơ khí

Tiếng nga cơ khí

 

2.6.2.1.3. Khối kiến thức toán, KHTN                                                        14 tín chỉ

1

Đại số tuyến tính

2

2

Giải tích 1

2

3

Giải tích 2

2

4

Thống kê và xử lý số liệu

2

5

Vật lý

3

6

Thí nghiệm vật lý

1

7

Hóa học ứng dụng

2

 

2.6.2.1.4. Giáo dục Thể chất                                                                       04 tín chỉ

1

Giáo dục Thể chất F1 đến F4

4

 

2.2.2.1.5. Giáo dục quốc phòng                                                                 08 tín chỉ

1

Giáo dục quốc phòng F1 đến F4

8

 

 

2.6.2.2. Kiến thức Cơ sở ngành                                                                         56 tín chỉ

1

Cơ lý thuyết

3

2

Kỹ thuật nhiệt

3

3

Vẽ kỹ thuật F1

2

4

Vẽ kỹ thuật F2

3

5

Tin học cơ sở

2

6

Cơ học vật liệu cơ khí

3

7

Nguyên lý máy

3

8

Truyền động thủy lực và khí nén

2

9

Kỹ thuật điện

3

10

Khoa học vật liệu cơ khí

3

11

Chi tiết máy

3

12

Lý thuyết động cơ

3

13

Kỹ thuật điện tử

2

14

Đồ án chi tiết máy

1

15

Ứng dụng các phần mềm trong cơ khí

2

16

Dung sai và đo lường cơ khí

2

17

Kỹ thuật chế tạo máy

3

18

Thực tập xưởng

2

19

Kết cấu tính toán động cơ đốt trong

3

20

Độ tin cậy và tuổi bền máy

2

21

Kết cấu thép

2

22

Dao động kỹ thuật

2

23

Thí nghiệm kỹ thuật cơ khí

2

 

 

2.2.2.3. Kiến thức Chuyên môn ngành                                                             40 tín chỉ

1

Nhập môn Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực

3

2

Lý thuyết phương tiện đường sắt

3

3

Máy nâng - vận chuyển

3

4

Nhiên liệu và vật liệu bôi trơn

2

5

Kết cấu tính toán phương tiện đường sắt

2

6

Máy làm đất

3

7

Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy và phương tiện

3

8

a- Khai thác phương tiện đường sắt

2

b- Quản lý khai thác máy xây dựng

c- Tính toán và thiết kế các hệ thống trên động cơ đốt trong

9

Truyền động điện

 

10

a - Kỹ thuật an toàn máy và thiết bị

2

b - Kỹ thuật môi trường

c - Khí xả và xử lý khí xả

11

Thực tập cơ sở 1

2

Thực tập cơ sở 2

Thực tập cơ sở 3

12

Thực tập tốt nghiệp cử nhân

3

13

Đồ án tốt nghiệp cử nhân

10

 

 

2.2.2.4. Kiến thức Cơ sở ngành và chuyên môn ngành nâng cao (Kỹ sư)       8 tín chỉ

1

     Toán kỹ thuật

2

2

Dự án và quản lý dự án

2

Quản lý sản xuất

Khoa học quản lý

3

Các phần mềm cơ khí nâng cao

2

4

Tổ chức sản xuất và thiết kế xưởng

2

 

 

2.2.2.5. Kiến thức chuyên ngành - Kỹ sư mô đun Kỹ thuật phương tiện đường sắt 45  tín chỉ

1

a- Toa xe chuyên dùng

2

b- Phương tiện đường sắt cao tốc

2

a-Truyền động phương tiện đường sắt

2

b-Truyền động đầu máy

3

Sức kéo đoàn tàu

3

4

a- Điều khiển phương tiện đường sắt

2

b- Điều khiển đầu máy

5

Hệ thống cung cấp điện phương tiện đường sắt

2

6

Thiết bị toa xe khách

2

7

Hãm đoàn tàu

3

8

Động lực học đoàn tàu

3

9

Công nghệ chế tạo phương tiện đường sắt

3

10

Công nghệ sửa chữa phương tiện đường sắt

3

11

a- TKMH Công nghệ chế tạo phương tiện đường sắt

1

b- TKMH Công nghệ sửa chữa phương tiện đường sắt

12

Nghiệp vụ phương tiện đường sắt

2

13

Thực tập tốt nghiệp Kỹ sư

5

14

Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư

10

 

 

2.2.2.6. Kiến thức chuyên ngành - Kỹ sư mô đun Kỹ thuật Máy động lực 45  tín chỉ

1

Lý thuyết và cấu tạo ô tô

3

2

Nhiên liệu thay thế trên động cơ đốt trong

2

3

Máy điện kéo trên phương tiện giao thông

3

4

Dao động và cân bằng động cơ đốt trong

2

5

Trang trí động lực trên PTGT

3

6

Thử nghiệm động cơ

2

7

Mô phỏng và mô hình hoá động cơ đốt trong

2

8

a- Tăng áp động cơ

2

b- Tua bin khí và động cơ phản lực

9

Hệ thống điện tử và điều khiển động cơ

3

10

Công nghệ chế tạo và lắp ráp động cơ

2

11

Chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa động cơ

2

12

TKMH Thiết kế tính toán động cơ

1

13

TKMH Công nghệ chế tạo và lắp ráp động cơ

1

14

Thực tập kỹ sư

2

15

Thực tập tốt nghiệp Kỹ sư

5

16

Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư

10

 

 

2.2.2.7. Kiến thức chuyên ngành - Kỹ sư mô đun Kỹ thuật Máy xây dựng 45  tín chỉ

1

Truyền động trên máy xây dựng hiện đại

2

2

Thí nghiệm Máy xây dựng

2

3

TKMH Máy làm đất

1

4

TKMH Máy nâng - vận chuyển

1

5

Máy sản xuất vật liệu xây dựng

3

6

Sửa chữa máy xây dựng

2

7

Cơ sở kỹ thuật xây dựng cầu đường

2

8

Chẩn đoán kỹ thuật máy xây dựng

2

Kinh tế máy xây dựng

9

Hệ thống cơ điện tử trên máy xây dựng

2

10

Tự động hóa và điều khiển MXD

3

11

TKMH Máy SXVLXD

1

12

Máy thi công chuyên dùng

3

13

TKMH Máy thi công chuyên dùng

1

14

Động lực học MXD

3

15

Thực tập kỹ sư

2

16

Thực tập tốt nghiệp Kỹ sư

5

17

Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư

10