Ngành: Kỹ thuật cơ khí động lực Mã ngành: 60.52.01.16
Loại hình: Chính quy tập trung Thời gian đào tạo: 2 năm
Hình thức đào tạo: Tín chỉ Tổng khối lượng kiến thức: 46 – 47 tín chỉ.
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo Thạc sỹ có kiến thức nâng cao ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực và chuyên sâu trong các lĩnh vực:
• |
Kỹ thuật cơ khí ô tô |
• |
Kỹ thuật máy xây dựng – xếp dỡ |
• |
Kỹ thuật đầu máy – toa xe |
• |
Kỹ thuật động cơ đốt trong |
• |
Kỹ thuật máy – thiết kế máy |
Học viên tốt nghiệp khóa học nắm chắc về công nghệ mới, vật liệu mới, các quy trình quy phạm tiên tiến trong thiết kế, chế tạo, khai thác và bảo dưỡng thiết bị, máy móc và phương tiện giao thông vận tải, tổ chức thi công cơ giới. Học viên có khả năng thích ứng tốt trong môi trường làm việc của các tập đoàn, các tổng công ty, các cơ quan, cũng như các công ty trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó được trang bị phương pháp tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thực hành, sáng tạo và làm việc độc lập.
2. YÊU CẦU
Chương trình Thạc sỹ ứng dụng ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực đào tạo học viên có các khả năng:
• |
Tiếp cận, giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật đặt ra trong thực tế một cách khoa học, logic và độc lập. |
• |
Hiểu biết và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. |
• |
Tư vấn, thiết kế, quản lý, xây dựng và giám sát các dự án về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí động lực. |
• |
Làm việc - hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm. |
• |
Sau khi học xong có bằng thạc sỹ, học viên có đủ khả năng đảm nhiệm các chức danh Giảng viên chính hoặc nghiên cứu viên chính trong các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các Viện nghiên cứu và đảm nhận những nhiệm vụ chủ chốt trong các bộ phận kỹ thuật về cơ khí động lực. |
3. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
Đối tượng đào tạo là công dân nước CHXHCN Việt Nam hoặc các nước khác tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật cơ khí và các ngành được Hội đồng khoa học đào tạo Trường thông qua; các trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Hội đồng khoa học đào tạo Khoa cơ khí.
Các chuyên ngành gần khác sẽ phải học chuyển đổi theo quy định của nhà trường.
Các kỹ sư nói trên cần có phẩm chất đạo đức tốt, có nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ qua tuyển chọn đáp ứng theo yêu cầu của chuyên ngành.
4.1. Chuyên sâu Kỹ thuật cơ khí ô tô
Cao học chuyên sâu Kỹ thuật Cơ khí ô tô là một cấp học sau đại học nhằm trang bị cho người học có đủ năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô... làm cơ sở để các học viên cao học có thể tiếp tục nghiêncứu đạt học vị tiến sĩ kỹ thuật.
4.2. Chuyên sâu Kỹ thuật máy xây dựng – xếp dỡ
Cao học chuyên sâu Máy xây dựng - Xếp dỡ là một cấp học sau đại học nhằm trang bị cho người học có đủ năng lực làm sáng tỏ và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực máy xây dựng - xếp dỡ như: Động lực học máy xây dựng, tổ chức tối ưu công tác sửa chữa máy thi công, tổ chức quản lý và khai thác máy xây dựng làm cơ sở để các học viên cao học có thể tiếp tục nghiên cứu đạt học vị tiến sĩ kỹ thuật chuyên sâu Máy xây dựng - Xếp dỡ.
4.3. Chuyên sâu Kỹ thuật đầu máy – toa xe
Cao học chuyên sâu Kỹ thuật đầu máy – toa xe là một cấp học sau đại học nhằm trang bị cho người học có trình độ học vấn vững vàng, có đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn về kết cấu tính toán, động lực học của đầu máy toa xe, kết cấu tính toán hãm đoàn tầu, kỹ thuật chế tạo toa xe… cũng như làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu đạt học vị tiến sĩ kỹ thuật chuyên sâu Kỹ thuật đầu máy – toa xe.
4.4. Chuyên sâu Kỹ thuật động cơ đốt trong
Cao học chuyên sâu Kỹ thuật động cơ đốt trong là một cấp học sau đại học nhằm trang bị cho người học có trình độ học vấn vững vàng, có đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn về tính toán thiết kế, đặc điểm kết cấu, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, chẩn đoán kỹ thuật động cơ đốt trong; Động lực học và dao động động cơ đốt trong; Tự động điều khiển và điều chỉnh động cơ đốt trong, Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong, và khả năng ứng dụng phần mềm mô phỏng chuyên dụng dùng cho động cơ đốt trong. Nền tảng kiến thức đó sẽ là cơ sở để các học viên cao học có thể tiếp tục nghiên cứu đạt học vị tiến sĩ kỹ thuật.
4.5. Chuyên sâu Kỹ thuật máy – thiết kế máy
Cao học chuyên sâu Kỹ thuật máy – thiết kế máy là một cấp học sau đại học nhằm trang bị cho người học có trình độ học vấn vững vàng, có đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn về tính toán phân tích động học, động lực học máy và rô bốt công nghiệp; kiến thức chuyên sâu về thiết kế và phát triển sản phẩm công nghiệp; các loại vật liệu mới trong cơ khí. Học viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực điều khiển cho các hệ đa biến trong công nghiệp; kiến thức về hệ thống cảm biến và xử lý tín hiệu số; và ứng dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm có sự hỗ trợ của máy tính (CAQ – Computer Aided Quality). Trên cơ sở các kiến thức chuyên sâu về tính toán thiết kế máy và các hệ thống, thiết bị công nghiệp, học viên có khả năng ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE (Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing/Computer Aided Engineering) để tính toán thiết kế, mô phỏng, phân tích thiết kế và lập quy trình gia công trên các thiết bị gia công số CNC (Computer Numerical Control), tối ưu hóa quá trình gia công cắt gọt. Nền tảng kiến thức đó sẽ là cơ sở để các học viên cao học có thể tiếp tục nghiên cứu đạt học vị tiến sĩ kỹ thuật.