1. Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật cơ điện tử
2. Mã ngành:7520114
3. Trình độ đào tạo: Đại học 4 năm cấp bằng Cử nhân kỹ thuật (140 tín chỉ); 5 năm cấp bằng Kỹ sư (180 tín chỉ)
4. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ điện tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân/kỹ sư có kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về cơ học, điện, điện tử, điều khiển, kỹ thuật lập trình; có kỹ năng sử dụng các công cụ mô hình hoá và mô phỏng trong tích hợp, tối ưu hoá cấu trúc và chức năng của hệ thống trong thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì các thiết bị cơ điện tử trong các hệ thống sản xuất và các phương tiện giao thông vận tải; đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao về Cơ điện tử cho đất nước, khu vực và thế giới.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có thể:
- MT1: Nắm vững các kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- MT2: Nắm vững các kiến thức về cơ khí, điện tử, điều khiển, lập trình và các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực cơ điện tử.
- MT3: Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng ngoại ngữ; có ý thức và khả năng học tập suốt đời.
- MT4: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
5. Chuẩn Kỹ năng
5.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng phân tích một vấn đề, nhận diện và xác định các yêu cầu tính toán phù hợp. Từ đó thiết kế, thực hiện và đánh giá một hệ thống, một quá trình, một thành phần, hoặc một chương trình để đáp ứng các nhu cầu mong muốn. Cụ thể như sau:
- Có kỹ năng tính toán, thiết kế máy móc, thiết bị trong lĩnh vực cơ điện tử. Nghiên cứu và triển khai các hệ thống cơ điện tử trong công nghiệp, phân tích yêu cầu, thiết kế các hệ thống cơ điện tử, các bộ điều khiển, đảm bảo chất lượng trong các dây truyền sản xuất tích hợp, điều khiển và nghiên cứu thiết kế tối ưu quỹ đạo cho robot công nghiệp ...
- Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các dây truyền sản xuất tích hợp, các hệ thống điều khiển PLC,...
5.2. Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm chuyên ngành.
- Có kỹ năng phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế.
- Có kỹ năng viết báo cáo khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo qua lời nói, hình ảnh, các bản vẽ kỹ thuật và các phần mềm chuyên ngành. Có kỹ năng giao tiếp (trong đó có giao tiếp bằng ngoại ngữ), kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày văn bản.
5.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
- Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời; khả năng làm việc độc lập và hoạt động hiệu quả trong nhóm.
- Có phương pháp làm việc khoa học, khả năng xây dựng các phương pháp luận và tư duy mới trong khoa học thiết kế.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng học tập tiếp tục ở trình độ cao hơn sau khi ra trường.
- Đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình sau đại học ở nước ngoài.
Người học có cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập của nhà trường, Học bổng của doanh nghiệp, cựu sinh viên...
Tham dự các cuộc thi nghiên cứu khoa học SV, Các cuộc thi sáng tạo Robocon, lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu