BỘ MÔN CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG

Địa chỉ: P607 nhà A6 , Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy,
               Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Facebook Page: https://www.facebook.com/groups/1673909362854747/

Bộ môn hiện có 8 giảng viên (6 Thạc sỹ2 Tiến sĩ)

Trưởng bộ môn:  TS. Trần Thị Vân Nga          

Bộ môn Công nghệ giao thông được thành lập cùng với sự ra đời của khoa Cơ khí trường đại học giao thông vận tải. Trong thời gian đầu bộ môn phụ trách giảng dạy một số môn học cơ sở cho các sinh viên trong khoa Cơ khí nói riêng và các khoa, ngành khác trong trường đại học GTVT nói chung. Trải qua nhiều năm giảng dạy và xuất phát từ nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực kỹ sư chế tạo máy nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất, năm 2009 nhà trường đồng ý mở chuyên ngành đào tạo Công nghệ chế tạo cơ khí và giao cho bộ môn phụ trách giảng dạy.

a. Đào tạo

- Đào tạo 2 môn Kỹ thuật chế tạo máy và Khoa học vật liệu cơ khí cho toàn bộ sinh viên khoa Cơ khí

- Đào tạo chuyên ngành Công nghệ chế tạo cơ khí

Muc tiêu: Đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản và nâng cao về các công nghệ sử dụng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo các thiết bị và các sản phẩm cơ khí như: các dạng chi tiết máy, khuôn dập, khuôn đùn ép, kết cấu nhà xưởng, nhà máy chế tạo và sản xuất …

b. Quá trình đào tạo:

- Thời gian đào tạo: đào tạo theo tín chỉ với thời gian 4,5 năm

- Điều kiện tốt nghiệp: Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các đơn vị chế tạo, sản xuất cơ khí, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

Đến này, Bộ môn đã đào tạo chuyên ngành được nhiều khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết sinh viên ra trường đều sớm có việc làm tại các đơn vị thiết kế và sản xuất trong và ngoài nước, đặc biệt tại các công ty nước ngoài có trang bị công nghệ tiên tiến như Honda, Toyota, Nissan, Canon, Samsung…

Bộ môn đã thực hiện chủ trì và tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở, áp dụng nhiều đề tài vào sản xuất, hướng dẫn nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Bộ môn đã xuất bản được 03 giáo trình và nhiều bài báo trên Tạp chí Khoa học trong nước và quốc tế. Hàng năm Bộ môn đều tổ chức một số hoạt động NCKH và sinh hoạt giữa giảng viên và các sinh viên chuyên ngành.

Với phương châm tạo điều kiện tốt nhất cho người dạy và người học, bô môn đã và đang liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng.